Tin hot

Cha mẹ hãy để "đời cua cua máy, đời cáy cáy đào" Gia đình và tình yêu

  Nhiều lý do văn hoá, thói quen, điều kiện y tế, tài chính mà cha mẹ Việt có xu hướng phụ thuộc, hy sinh vì con cái lúc tuổi già.
  Nhìn một đứa trẻ Tây tự mang áo, mang giày, tự xoay sở với đĩa thức ăn, tự đứng lên sau khi ngã, tự mang một phần đồ đạc bên mình khi đi du lịch, chúng ta trầm trồ nếu không muốn nói là ngạc nhiên. Nhưng còn lâu trẻ em của ta mới làm được những điều tưởng chừng đơn giản đó. Bởi chúng ta có thói quen “ôm ấp” thái quá những đứa con ngay cả khi chúng đã trưởng thành.
  Trước hết là “ôm ấp” về tài chính. Con cái đã đi làm, cha mẹ vẫn nuôi ăn; thiếu xe, cha mẹ sắm; sợ con cực, cha mẹ vội hỗ trợ ngay và vô điều kiện bất cứ khoản tài chính nào thay vì chỉ giúp con với những cam kết nào đó.
  Tôi biết một bé sinh viên, khát khao một chiếc xe Lead, em đó tự đi làm thêm, khi tích cóp được một ít tiền, em mới mở lời với mẹ: “Con mượn mẹ một ít nữa mới đủ mua xe, và hàng tháng, con sẽ làm thêm để trả mẹ tới lúc hết”. Nghe thật đơn giản, nhưng tôi tin, thế hệ trẻ bây giờ rất nhiều em không làm được.
  Chị tôi, nhận tháng lương đầu tiên, về nhà là đóng tiền ăn cho mẹ, không chờ mẹ hỏi mà nếu không đóng hay quên đóng cũng sẽ bị nhắc nhở ngay lập tức. Tôi thích cách mẹ hành xử với con cái về mặt tài chính.
  Mẹ đã tạo ra thế hệ các con, có thể không giàu nhưng biết làm chủ với tài chính, không ỷ lại, không phụ thuộc, ra đời, biết tuỳ nơi mà rộng hẹp, biết mồ hôi đã đổ xuống để kiếm được đồng tiền và trân trọng.

  “Của cho không bằng cách cho”. Cách cho không bằng cách dùng.
  Cho không đúng cách thì đừng mong con cái của bạn sẽ dùng đúng, bởi mọi thứ đến tay chúng quá dễ dàng, cái gì dễ đến thì cũng dễ đi. Hệ luỵ là sinh ra một nhóm người thiếu chỉ số thông minh về kiểm soát tài chính, xem đồng tiền quá nhẹ và trở thành nạn nhân của người khác- những kẻ quá xem trọng đồng tiền hoặc ngập ngụa trong nợ nần.
Tiếp nữa là hi sinh sức khoẻ để chăm con, chăm cháu theo kiểu “mẹ đào hầm”– tức có bao nhiêu sức lực không dành cho mình và bạn đời nữa mà chuyển sang dành hết cho con, đặc biệt cho cháu.
Đứa con biết nghĩ còn đỡ tủi, nếu đứa vô tâm thì nó xem đó là điều hiển nhiên nó được hưởng, không may mảy suy nghĩ: “Đời cua, cua máy; đời cáy cáy đào”. Với chúng, cua mẹ phải đào cho cáy, cả con cáy và vợ cáy.
Tôi gặp một bà đi đón cháu ở trường mầm non, không hề quen, nhưng bà bắt chuyện và vào đề rất nhanh: “Thấy bụng đứa con dâu to ra, tôi nghi rồi, hỏi ra, nó xác nhận có bầu đứa thứ ba. Tôi nghe mà rụng rời, nuôi hai đứa cháu rồi, vợ chồng hắn không nuôi con, giao hết cho vợ chồng tôi”.
Thứ ba, hy sinh cả miếng ngon vì con cháu. Tôi có bà cô, ngoài 80, ở nông thôn, mẹ tôi mỗi lần về, ghé thăm, ngoài dăm trăm, mẹ thường mua thêm thuốc và ít thức ngon, cô không ăn, cô để cho cháu dù mẹ đùa đùa nhưng là thật: “Ăn đi nhé, con cháu có cha mẹ nó lo, tụi nó còn cả đời để ăn, chị ăn miếng cho khoẻ người”. Vẫn hiểu lòng người bà, vẫn hiểu “nước mắt chảy xuôi”, nhưng sao tôi vẫn thấy cám cảnh, không phải ngẫu nhiên mà có từ hiếu thảo. Hiếu ai cũng biết rồi nhưng thảo, có lẽ một phần nội hàm của nó có liên quan đến việc quan tâm cha mẹ từ miếng ăn thức uống.
Thứ tư, bán nhà bán vườn để theo con vào thành phố. Nhiều người trẻ cứ nhân danh vì cha mẹ, nói là khuyến khích nhưng có khi chẳng khác nào cưỡng chế di dời, đưa cha mẹ vô thế không đi không được. Chúng chỉ biết tới sự an tâm của bản thân mà quên mất cha mẹ cần có sự tự do. Họ muốn ho, tiểu tiện, khạc nhổ, lọ mọ nửa đêm trong ngôi nhà chắt chiu của chính mình. Họ yêu đất, yêu vườn, yêu láng giềng, yêu sự quen thuộc hơn cả bản thân. Lẽ nào chúng ta muốn thấy cảnh Lão Hạc phải ăn bả chó chết để giữ cho con mảnh vườn?
Theo tôi, có hai loại lỗi hệ thống. Một là lỗi từ “cua”. Một số mẹ cua cứ cố để rồi than, cứ hy sinh vô điều kiện rồi rên rỉ. Chính sự hy sinh của họ tạo ra một thế hệ con cháu ỷ lại và lòng biết ơn cha mẹ chỉ nằm lòng trên cửa miệng: “Ông bà thương cháu lắm, không rời cháu được nửa bước.” Cứ lấy can đảm mà nói thẳng như bà mẹ nào đó: “Mẹ già rồi, mẹ nuôi các con đã vất vả một đời, chừ để cho mẹ chút sức nghỉ ngơi, mẹ có chút nào dành dụm, mẹ có thể giúp con thuê người, chứ đừng đặt trách nhiệm nuôi cháu lên vai mẹ.”
Mà chưa hết, còn cả hệ luỵ, khi yêu chiều con cái quá sẽ dẫn đến tình trạng dồn áp lực lên chúng, quan tâm thái quá tới đời sống của con, đứa tự chủ sẽ cảm thấy mình là đứa trẻ chưa lớn, và dễ sinh ra những mâu thuẫn không đáng có; đối với đứa lệ thuộc thì nó lại mãi mãi là đứa trẻ có gương mặt phụ huynh.
Hai là lỗi từ “cáy”. Với những trường hợp cha mẹ không tự chủ về tài chính, khó mà nói điều trên, nhưng ấy là lúc cần cáy con suy nghĩ. Mình nuôi con cực thế nào thì cha mẹ cực thế ấy, mà còn cực hơn vì họ già rồi, có ai già mà nhảy chân sáo nữa đâu? Đùn đẩy trách nhiệm của mình cho cha mẹ dù bất cứ lý do gì đều là kẻ lười biếng, vô trách nhiệm và vô cảm.
“Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu”, chỉ mong các bậc phụ huynh có tuổi trân trọng bản thân để sống lâu cùng con cháu”. Phần con cháu, chớ vội phán xét ai đó không trông cháu, không chờ cơm con vì suy nghĩ hiện sinh và sự văn minh của họ thay vào đó hãy động viên cha mẹ: Nếu ở phố, hãy tận hưởng tuổi già trong công viên, ngoài bãi biển, chụp hình, lên Facebook, trông giúp cháu 30 phút không hơn khi cha mẹ nó bận việc, có điều kiện hãy đi du lịch, thăm nom bà con, bạn bè đây đó.
Nếu ở quê, hãy vun xới một mảnh vườn có rau, hoa và quả, thưởng trà, cờ tướng với hội bạn già, lui lui tới tới xóm làng, lâu lâu ghé trường mầm non đón cháu giúp con khi nó về muộn.
Tôi tin, chẳng có văn hoá trông giữ cháu nào không bắt nguồn từ nếp nghĩ, chúng ta thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực, hợp lý, văn minh, ta sẽ tạo ra văn hoá.
Không thể có văn hoá gia đình khi ai đó cứ phải hy sinh và ai đó mãi không chịu trưởng thành.

 

Tin tức liên quan

Đàn bà thông minh sẽ biết rằng làm đau người đàn bà khác là hạ thấp bản thân mình!
Phụ nữ đa tình - Là cái
Có nên chờ đợi
Điều gì giữ lại một cuộc hôn nhân?
Vì sao phụ nữ chết mê 'trai hư' sau cánh cửa phòng ngủ 
Chồng ơi, ngày hôm nay, em muốn…
Điều vợ vô tình làm tổn thương chồng mà không hề hay biết
Đừng cho rằng nếu mất đi ai đó, bạn sẽ mất đi cả thế giới!
Đàn ông sẽ thích mê mẩn và yêu vợ say đắm nếu vợ làm những việc này 
Là con gái, đừng chọn người yêu bằng những tiêu chuẩn
Dù yêu vợ đến mấy, đàn ông vẫn sẽ
Này cô gái mạnh mẽ, đã đến lúc em nên cho phép mình yếu đuối…
Đừng yêu lại một người đã từng bỏ rơi bạn trong lúc bạn yêu họ.
Với đàn ông, tình một đêm giống như một
Chồng ơi, sự thật là, em không quên được người yêu cũ!
Dù có thế nào cũng đừng dại kiểm tra điện thoại của người yêu!
Gia đình đang hạnh phúc, tôi vẫn thèm được
Vu Lan nhớ Mẹ
Trong tình yêu, yêu như thế nào để được cho là khôn, như thế nào là dại
Đến mùng 8/3, tôi lại thấy sợ trước áp lực phải tặng quà bạn gái
Nếu 1 người đàn ông có thể làm cho bạn 5 điều này thì nhớ … đừng buông tay
Mỗi năm nghe giọng con báo tin không về ăn Tết được, lòng mẹ lại rưng rức niềm đau
Mẹ bảo con gái
Đáng tiếc, em không được bước vào mà chỉ có thể đi ngang qua thế giới của anh…
Bởi bây giờ, người ta không
Những lời tâm huyết của người mẹ dặn con gái
Phụ nữ muốn đàn ông yêu thương mãi, đừng dại mà làm 9 điều ‘xuẩn ngốc’ này
Thư gửi vợ thời @
Phụ nữ có chồng thường khiến đàn ông điêu đứng hơn gái 'còn son', vì sao vậy?
Xin hãy gọi nhau là MỘT NỬA CHƯA TRỌN VẸN! Đừng gọi là người cũ...
Còn điều chi em mải miết đi tìm
Phụ nữ khôn hãy nhớ: ‘Nhân tình nào cuối cùng cũng sẽ thành … phế phẩm!’ 
Lấy chồng không sợ muộn, chỉ sợ sai người, sai thời điểm
Vợ, người tình và hồng nhan tri kỷ.
Đừng lo sợ, hãy tin mẹ con nhé!  
Đồng nghiệp của chồng dựng màn kịch để tôi phải bỏ chồng
Người thứ 3 không đáng sợ, chỉ sợ vợ chồng không còn cần nhau!
Tặng quà phụ nữ ngày 8/3: Đừng nhàm chán với hoa và gấu bông
Phụ nữ dù có tài giỏi đến đâu cũng cần có một tấm chồng!
Những kiểu tình yêu đau khổ, mà con gái biết là dại dột nhưng cứ đâm đầu vào
Thả thính - Nghệ thuật rút ngắn khoảng cách
Gian bếp quê những ngày tiễn đông.
Những thứ đừng bao giờ nuối tiếc
Quá khứ là bước đệm cho ngày mai chứ không phải là cái hố để ta tự đào mình xuống!
Bực vợ không dỗ được con để nó khóc cả đêm, chồng túm áo tát vợ để rồi bật khóc nức nở khi thấy
Vợ thông minh và tuyệt chiêu khiến chồng mãi yêu dù ‘năm tháng làm phai tàn nhan sắc’ 
Thiếu nhau chúng ta vẫn sống được, nhưng có nhau chúng ta sẽ sống tốt hơn!
Con trai ạ! Ba mẹ sinh ra con nhưng vợ mới là người đi cùng con suốt quãng đời còn lại
1001 kiểu lưu tên vợ trong điện thoại của đàn ông
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo