Tin hot

Gian bếp quê những ngày tiễn đông. Gia đình và tình yêu

  Những ngày giáp Tết, cứ thấy nhà ai nhóm bếp nấu bánh lại nhớ về những kỉ niệm khó quên, vừa rạo rực náo nức lại vừa bâng khuâng về gian nhà bếp của gia đình. Trong không gian chật hẹp ấy của những chiều cuối năm Mẹ đã biến nơi này thành Vương quốc của những điều kỳ diệu trong kí ức tôi.
  Ngày trước, xóm làng đang còn khó khăn nên ngoài căn nhà lớn được bố trí gian chính thờ phụng tổ tiên, gian giữa tiếp khách kiêm học bài, gian trong nghỉ ngơi thì nhà ai cũng có một căn bếp nhỏ khoảng vài chục m2. Thuở ấy, trong suy nghỉ của bọn trẻ thôn quê, nhà bếp (còn gọi là chái bếp, nhà dưới hoặc nhà ngang) chưa bao giờ là một nơi đẹp đẽ. Có gì đâu mà đẹp, nhà nghèo, căn bếp chỉ là một chái nhỏ lợp rạ, nhà ai có điều kiện hơn chút thì lợp tranh, nền đất vách đất màu đen đặc trưng của khói, của nhọ nồi được hình thành theo chiều dài của thời gian. Dù chật hẹp như thế nhưng là nơi cất giử được rất nhiều thứ, từ cối xay lúa, cày cuốc dụng cụ làm nông và các sản phẩm của ruộng đồng, soong nồi chén bát, gia vị đồ ăn thức uống… Điểm trọng tâm nhất đó chính là bếp. Đây là nơi mà mẹ đã đưa những đứa con thân yêu qua những năm tháng đói khổ và dạy dỗ nên người. Những ngày cuối năm, ở đó lúc nào cũng có ánh lửa và bóng mẹ in trên vách đất ám khói. Các thành viên gia đình mỗi người một việc để gói bánh trong không khí sum vầy, ấm áp ngập tràn tình yêu thương. Nồi bánh chưng thường rất lớn nên phải chọn đặt bếp ở mốt góc sân hay khoảng đất trống trong vườn để nấu. “Mẹ nấu bánh cúng từ đường/Bánh giầy tròn, bánh chưng vuông - đất này - Lê Thành Văn”. Một số gia đình, nồi bánh hơi khiêm tốn nên được nấu ngay trong trong chái bếp. Cả nhà được quây quần ngồi thâu đêm hàn huyên cười vui đợi bánh chín.

Đường Bạn và làng quê Cao Lao Hạ, tỉnh Quảng Bình những ngày cuối năm

  Thuả trước, hàng xóm chỉ “Cách nhau cái giậu mồng tơi…”, nguồn lửa không phải nhà nào cũng có sẵn mà nhà này qua nhà khác để xin lửa về nhóm bếp. Dụng cụ xin lửa bằng nùi giẻ hoặc một nắm rơm rồi chạy về nhen nhóm. Cuối đông trời se lạnh, những ngày mưa thanh củi mục còn thấm nước nên nhóm lửa vất vả lắm mới được. Khi đưa củi vào, hơi nước và khói từ đó bốc ra vờn lên mái tranh rồi thả lên trời. Những lúc như thế, khói bếp làm đôi mắt cay đỏ muốn khóc nhưng lại được mẹ dỗ dành. Bếp lửa ngày mưa mẹ đã nhóm lên như thế nên chẳng nơi đâu ấm áp bằng quê nhà mình. Cứ mỗi chiều khói bếp xóm tôi lại bay lên từ những nóc nhà, lối xóm trông đẹp và ấm áp làm sao. 

Căn nhà của Ngoại tại xóm Rẩy, làng Cao Lao Hạ, tỉnh Quảng Bình

  Vâng! Chỉ đơn giản là bếp, là khói thôi mà sao lại nhớ thế! Nhớ nồi cơm vừa sôi nhưng chưa kịp mở nắp, bớt lửa làm than củi nổ xèo xèo khói hòa lẫn hơi nước bốc lên. Cũng có lúc cười tươi như hoa khi được mẹ cho bát nước cơm thơm ngậy, thứ đồ uống ngọt lành của tuổi thơ ngày ấy. Nhớ nồi canh cua (đam) của mẹ mang về khi đi làm đồng. Nhớ nồi khoai luộc, trái mít, quả thơm … rồi anh em í ới gọi chia nhau. Ở đó còn có những củ khoai, củ sắn ủ trong lớp tro nóng, cái hương vị ngọt bùi thơm thảo mùi đất xóm Rẩy luôn là một thứ đồ ăn hấp dẫn đối với bọn trẻ quê tôi. Từng góc xóm làng quê nơi đâu cũng thấp thoáng làn khói trắng được bay lên từ bếp nấu cơm của mẹ, đun bát chè xanh nóng buổi sớm mai cho cha, nồi khoai buổi chiều của chị. Bên bếp lửa hồng, anh em ngồi chồm hổm đợi mẹ rang lúa nếp, rang bắp, luộc sắn nướng khoai và hy vọng sẽ nhận được những phần ngon nhất cho mình. Bếp lửa mẹ nhóm lên từ tình yêu thương, từ những nỗi lo toan bình dị mà sâu nặng lắm. Dường như khói được sinh ra để cho mỗi chúng ta cảm nhận được hạnh phúc gia đình lan tỏa từ đây. Căn bếp chính là nơi duy trì ngọn lửa hạnh phúc, là nơi sum họp, quây quần bên những bữa cơm gia đình để cho mỗi thành viên được yêu thương hơn, sống có trách nhiệm hơn. Có lẻ vì thế mà bếp lửa được xem như một trong những người bạn thân thiết nhất luôn đồng hành, lặng thầm chia sẽ nhưng vui buồn khó nhọc của nhà nông. 

Đồng quê làng Cao Lao Hạ

  Những ngày đầu xuân tiết trời se lạnh và thường có mưa phùn, không rét lắm nhưng cũng đủ làm ta tê lạnh. Làn khói bếp chiều mưa ngày ấy đã đi vào tiềm thức và ẩn mãi đó. Những làn khói mượt mà tha thướt cứ vương vấn, quyến luyến trên mái bếp như làn sương sớm tan dần vào rặng tre. Thuở xưa cứ bảo nhau rằng “khói lên trời thành mây” để bây giờ cứ nhớ. Nó đã trở thành một lời nhắc nhở, một nỗi nhớ niềm thương không bao giờ phai. Để rồi, mỗi khi chiều mưa lạnh xuống, dù ở nơi đâu khi vô tình làn khói bếp rơi vào tầm mắt lại chạnh lòng bao nỗi nhớ thương hình bóng mẹ yêu nơi đồng ruộng quê nhà. Chái bếp, miền ký ức khó quên với những ai được sinh ra, lớn lên từ đồng bãi quê nhà.
  Tết đến xuân về, đây cũng là mùa của yêu đương hò hẹn. “Ấy có về quê mẹ buổi tiễn đông?/Khi nàng xuân chạm bụi hồng trước ngõ/Cây bưởi trong vườn nụ đầu vừa ló/Phảng phất thơm quyện khói bếp tranh nghèo”. “Cua gái” thời trước toàn lội bộ và rủ nhau đi cả nhóm. Một số trường hợp có thõa thuận trước khi tiếp cận nhà nàng, đó là nếu ai có nhã ý thì được ưu tiên về sau cùng. Một số ít muốn “đánh lẻ” phải chọn thời điểm và cơ hội khi không có đối thủ để đột nhập mục tiêu. Khi “Em mở cửa, lá rèm bay bối rối” đó là tín hiệu quá đẹp cho cả hai. Những buổi tiễn đông trời se lạnh, gian bếp vẫn luôn có than lửa sưởi ấm. “Những đôi lứa yêu nhau/ Có nghe tôi kể lại/ ……Chỉ có một lần thôi/ Em dẫn tôi vào bếp…Trần Hòa Bình”, một cái nắm tay, vắt vai bên bếp than ấm lúc này thì không biết nói sao cho hết những cung bậc tình cảm … Thăng hoa.
  Thế đấy, dưới chái bếp tranh nhỏ nhoi ấy có biết bao những sinh hoạt đời thường của người dân quê chân lấm tay bùn vẫn đều đặn diễn ra hàng ngày. Sự quý giá của bếp lửa giúp con người có thể trụ vững mưu sinh trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Khi khó khăn trắc trở, phải giử bản lĩnh vững vàng như kiềng ba chân để luôn gánh trên mình bao nồi cơm, soong canh, ấm nước … nặng nhọc. Làn khói bay lên từ những chái bếp thôn làng dẫu có mỏng manh dể tan nhanh trong làn gió nhẹ cũng đủ sưỡi ấm cho bao kiếp người một nắng hai sương. Tất cả những tình thương mến của gia đình cũng như được gói trọn vào căn bếp nhỏ, có lúc méo mó xù xì nhưng thơm thảo như quả mít nâng niu ấp ủ trong đó những hương thơm vị ngọt. Những ai hạnh phúc được “chôn nhau cắt rốn” ở thôn quê luôn cảm nhận được điều kỳ diệu từ những làn khói bếp.

  Cuộc sống cứ đổi thay, chái bếp, nhà tranh vách đất đã dần được ngói hóa và bê tông. Bếp gas, các dụng cụ chế biến thức ăn dùng điện dần được thay thế cho bếp củi. Nhưng dù có văn minh, hiện đại hay tiện lợi đến đâu cũng không thể thay thế được bếp lửa cội nguồn của mẹ. Chái tranh, khói bếp đã dần đi vào tiềm thức, ấp ủ suốt những tháng năm tuổi nhỏ, nhất là những ngày giáp Tết ở trong không gian nhỏ này như được sống trong một thiên đường của đồ ăn mà ngày thường ít khi có được. Cuộc đời vẫn cứ trôi theo những yêu thương nhưng rồi có lúc đứng lại cùng màu nhớ. Mẹ với bếp lửa cội nguồn gắn kết những yêu thương gói trọn trong gian bếp nhỏ vẫn vẹn nguyên trong kí ức và mãi thắp sáng tuổi thơ xưa. Có khi nào bạn nghỉ rằng, nếu một ngày phải rời bỏ trái đất để đến một hành tình khác và chỉ được mang theo một hình ảnh thì sẽ mang hình ảnh nào không?
                                   Nguyễn Xuân Văn - TGĐ Công ty Bảo Vệ Âu Việt

Tin tức liên quan

Đàn bà thông minh sẽ biết rằng làm đau người đàn bà khác là hạ thấp bản thân mình!
Phụ nữ đa tình - Là cái
Có nên chờ đợi
Điều gì giữ lại một cuộc hôn nhân?
Vì sao phụ nữ chết mê 'trai hư' sau cánh cửa phòng ngủ 
Chồng ơi, ngày hôm nay, em muốn…
Điều vợ vô tình làm tổn thương chồng mà không hề hay biết
Đừng cho rằng nếu mất đi ai đó, bạn sẽ mất đi cả thế giới!
Đàn ông sẽ thích mê mẩn và yêu vợ say đắm nếu vợ làm những việc này 
Là con gái, đừng chọn người yêu bằng những tiêu chuẩn
Dù yêu vợ đến mấy, đàn ông vẫn sẽ
Này cô gái mạnh mẽ, đã đến lúc em nên cho phép mình yếu đuối…
Đừng yêu lại một người đã từng bỏ rơi bạn trong lúc bạn yêu họ.
Với đàn ông, tình một đêm giống như một
Chồng ơi, sự thật là, em không quên được người yêu cũ!
Dù có thế nào cũng đừng dại kiểm tra điện thoại của người yêu!
Gia đình đang hạnh phúc, tôi vẫn thèm được
Vu Lan nhớ Mẹ
Trong tình yêu, yêu như thế nào để được cho là khôn, như thế nào là dại
Đến mùng 8/3, tôi lại thấy sợ trước áp lực phải tặng quà bạn gái
Nếu 1 người đàn ông có thể làm cho bạn 5 điều này thì nhớ … đừng buông tay
Mỗi năm nghe giọng con báo tin không về ăn Tết được, lòng mẹ lại rưng rức niềm đau
Mẹ bảo con gái
Đáng tiếc, em không được bước vào mà chỉ có thể đi ngang qua thế giới của anh…
Bởi bây giờ, người ta không
Những lời tâm huyết của người mẹ dặn con gái
Phụ nữ muốn đàn ông yêu thương mãi, đừng dại mà làm 9 điều ‘xuẩn ngốc’ này
Thư gửi vợ thời @
Phụ nữ có chồng thường khiến đàn ông điêu đứng hơn gái 'còn son', vì sao vậy?
Xin hãy gọi nhau là MỘT NỬA CHƯA TRỌN VẸN! Đừng gọi là người cũ...
Còn điều chi em mải miết đi tìm
Phụ nữ khôn hãy nhớ: ‘Nhân tình nào cuối cùng cũng sẽ thành … phế phẩm!’ 
Lấy chồng không sợ muộn, chỉ sợ sai người, sai thời điểm
Vợ, người tình và hồng nhan tri kỷ.
Đừng lo sợ, hãy tin mẹ con nhé!  
Đồng nghiệp của chồng dựng màn kịch để tôi phải bỏ chồng
Cha mẹ hãy để
Người thứ 3 không đáng sợ, chỉ sợ vợ chồng không còn cần nhau!
Tặng quà phụ nữ ngày 8/3: Đừng nhàm chán với hoa và gấu bông
Phụ nữ dù có tài giỏi đến đâu cũng cần có một tấm chồng!
Những kiểu tình yêu đau khổ, mà con gái biết là dại dột nhưng cứ đâm đầu vào
Thả thính - Nghệ thuật rút ngắn khoảng cách
Những thứ đừng bao giờ nuối tiếc
Quá khứ là bước đệm cho ngày mai chứ không phải là cái hố để ta tự đào mình xuống!
Bực vợ không dỗ được con để nó khóc cả đêm, chồng túm áo tát vợ để rồi bật khóc nức nở khi thấy
Vợ thông minh và tuyệt chiêu khiến chồng mãi yêu dù ‘năm tháng làm phai tàn nhan sắc’ 
Thiếu nhau chúng ta vẫn sống được, nhưng có nhau chúng ta sẽ sống tốt hơn!
Con trai ạ! Ba mẹ sinh ra con nhưng vợ mới là người đi cùng con suốt quãng đời còn lại
1001 kiểu lưu tên vợ trong điện thoại của đàn ông
hotline
0917123113
chat Facebook
zalo