Nỗi khổ phụ nữ không thể tránh khỏi, chịu đựng được sẽ hái "quả ngọt" Gia đình và tình yêu
Phật dạy: Những nỗi khổ phụ nữ không thể tránh khỏi, nhưng nếu chịu đựng được sẽ "đến ngày thái lai". Đừng chạy trốn bể khổ, vì chạy cũng không thoát được. Dùng tâm cải biến, sẽ được hưởng trái ngọt.
Mang thai và sinh con
Theo Phật dạy, mang lai và sinh con không phải nghĩa vụ, mà là thiên chức lớn lao, vô cùng thiêng liêng, cao cả của người phụ nữ. Nhưng để hoàn thành được nó lại không hề dễ dàng, thậm chí còn khổ ải và vất vả vô cùng. Thời gian đầu của thai kỳ, phụ nữ phải trải qua những cơn ốm nghén đầy ám ảnh, không ăn uống được, nôn ói liên tục. Sau đó, còn phải kiêng cữ đủ bề, nằm ngủ khó khăn. Lúc sinh nở thì đau đến thập tử nhất sinh, "sống không bằng chết". Thế nhưng, con cái là báu vật của người phụ nữ. Nếu bạn nuôi dưỡng con nên người, đến cuối đời sẽ được hưởng trái ngọt.
Kinh nguyệt
Kinh nguyệt là nỗi khổ mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải nếm trải. Ngày xưa khó khăn, chưa có điều kiện, việc vệ sinh sẽ trở nên bất tiện và khó khăn vô cùng. Ngày nay, mọi thứ dễ dàng hơn. Nhưng phụ nữ lại phải đối mặt với nhiều áp lực. Sẽ trở nên khó chịu, cáu gắt, sớm nắng chiều mưa khi "đèn đỏ". Thậm chí còn mọc mụn, mệt mỏi, đau bụng đến "chết đi sống lại".
Rời xa gia đình, chăm lo cho nhà chồng
Phụ nữ khi lấy chồng đã là con người ta, phải chăm lo, phụng dưỡng cho nhà chồng: từ bữa ăn đến giấc ngủ, từ quần áo đến mọi thứ trong gia đình, chu toàn ổn thỏa hai bên nội ngoại. Khoảng thời gian đầu lạ nước lạ cái sẽ vô cùng vất vả vì chưa quen nếp sống, vì cảm giác nhớ nhà, thậm chí lạc lõng, chỉ có thể xem chồng là người thân.
Thế nhưng, tâm tính thiện sẽ nhận được trái ngọt. Người phụ nữ may mắn được gả vào nhà tốt, tâm tốt, là phúc. Người phụ nữ bất hạnh bị gả vào một gia đình "cơm không lành, canh chẳng ngọt", nhưng vẫn giữ được tâm thiện, cuối cùng cũng được Thần Phật bảo hộ, đến ngày thái lai.
Theo Xuân Quỳnh