Bài học từ tiền nhân: “Người nghèo đừng tìm người thân, ngựa yếu đừng vào binh trại” Gia đình và tình yêu
Không có tiền, người đầu tiên khinh bạn chính là người thân của bạn! Lời nhận xét vô cùng thực tế.
Trong cuộc sống này, có rất nhiều người có quan niệm sống rằng mỗi đời người chỉ có một lần tuổi trẻ. Vì thế mà hãy sống hết mình, vui chơi thỏa thích, theo đuổi đam mê để sau này già rồi không phải hối hận. Thế nhưng, chúng ta có biết rằng không phải ai cũng có điều kiện để có thể làm được như vậy.
Nhất là với thời buổi hiện nay, trong khi cái gì cũng cần tiền thì quan niệm nêu trên của nhiều người sẽ đi vào bế tắc. Người xưa cũng từng có câu: “Người nghèo đừng tìm người thân, ngựa yếu đừng vào binh trại”. Tình thân rất có ý nghĩa, khi bạn nghèo khó thì coi bạn không ra gì, bắt nạt bạn, khi bạn giàu có đố kị bạn, nịnh bợ bạn, hận bạn, khách sáo với bạn, từ đầu chí cuối còn không bằng bạn bè. Vì thế, người đói, đừng ăn hẹ nóng người, người nghèo đừng tìm người thân, đau khổ.
Người nghèo thì ngay cả cha mẹ anh chị em cũng coi thường bạn. Nhưng không nhất thiết phải từ bỏ đam mê hay sở thích của mình vì quan điểm này. Tuy nhiên, trước hết muốn thực hiện đam mê hay sở thích phải có điều kiện. Điều kiện ở đây chính là tiền. Và câu nói “không có tiền đến người thân còn coi thường nói gì đến người ngoài” trong nhiều trường hợp không hề sai đâu nha các bạn. Khi nghèo thì ngay cả ba mẹ anh chị em cũng coi thường, nếu không tỏ thái độ ra mặt thì trong lòng họ cũng từng nghĩ như thế. Còn người giàu thì có gì hơn người nghèo. Nhưng ít ra thì họ còn có tiền. Và thấm thía thay là chỉ có những lúc nghèo khó chúng ta mới hiểu được lòng người nông sâu là thế nào thôi các bạn ạ.
Khi nghèo khó, cái gì là tình thân và người nhà? Không những họ không giúp đỡ bạn, ngược lại còn coi thường bạn. Chỉ còn biết dựa vào bản thân mình với những nổ lực cố gắng vượt qua thử thách mới hy vọng vào một ngày mai tươi đẹp hơn. Đây chính là hiện thực xã hội, chỉ có dựa vào bản thân mình thôi. Bình thường anh chị em ruột thịt, thân thiết đồng tình, gần gũi gắn bó nhau, nhưng khi bạn gặp khó khăn liền rời xa bạn, hơn thế nữa lời nói cũng khách sáo, ánh mắt cũng thay đổi, lạnh nhạt, chẳng bằng 2 3 phần bạn bè họ. Đừng mong chờ gì người khác, hãy dựa vào chính mình.
Khi bạn quyết tâm, cái gì cũng có thể, bạn không làm cái gì cũng không thể. Vì vậy bạn nhất định phải làm, không làm cũng phải làm và làm với quyết tâm cao nhất.
Bạn có thể ở trong căn phòng trọ, ăn rau, mặc quần áo cũ nhưng bạn không thể không có tiền, không có tiền, ai cũng coi thường bạn. Bạn có tiền, mặc quần áo cũ, mọi người nói bạn an lạc, bạn ăn rau, nói bạn giữ gìn sức khỏe.
Người nghèo dù có bạn bè, gặp cơn hoạn nạn đừng mong chờ. Lúc sung sướng, có người thân chia sẻ, lúc hoạn nạn thì một mình chịu thôi.
Mười năm trước, hàng xóm láng giềng vì nể cha mẹ mà đối xử tốt với bạn, mười năm sau, hàng xóm láng giềng nể bạn mà đối xử tốt với con bạn và cha mẹ bạn, đó là nhân tính và nhân sinh. Ngoài nỗ lực chúng ta chẳng có sự lựa chọn khác. Xã hội rất hiện thực, dù là người thân hay kẻ xa lạ, đều như nhau, đương nhiên, người khác nhìn bạn như thế nào, chúng ta không quan trọng, cũng chẳng cần phải để ý, nhưng vì một tương lai tốt đẹp hơn chúng ta phải không ngừng nỗ lực kiếm tiền. Khi khó khăn, trắc trở mới biết ai thật tâm với mình, ai xa lánh mình. Điều này không ai có thể quên và không được quyền quên. Nhớ để thích nghi và ứng xử cho phù hợp trên nguyên tắc muốn họ đối xử với mình như thế nào thì hãy đối xử với họ như thế đó; cho đi như thế nào thì nhận về như thế đó. Nhớ để ghi nhớ ơn nghĩa dù có thể không bao giờ đền đáp được. Cố gắng lên nhé!
Người nghèo nơi thành thị không ai hỏi, người giàu nơi thâm sơn ai cũng biết đến, không muốn tin nhưng cứ nhìn trên bàn rượu cũng có thể cảm nhận được. Chén chú chén anh bao giờ cũng dành cho người giàu sang phú quý, còn người nghèo thì như quỷ ám, nhạt như nước ốc.
Có tiền sẽ được người khác xem trọng hơn, lời nói cũng có trọng lượng hơn. Trong cái xã hội này, bạn có tiền thì việc xì hơi cũng có đạo lý, không tiền nói đạo lý thì chẳng khác gì xì hơi. Người nghèo không đáng sợ, đáng sợ là nghèo trí còn ngắn. Người hay xấu hổ không đáng sợ, đáng sợ là tâm cũng xấu.
Nói đi nói lại, đời người, vì thành tựu của bản thân không nhiều nên bị người khác coi thường. Vì thành tựu của bạn không cao, người khác mới coi khinh, vì đạo đức bạn không cao, người khác mới bắt nạt bạn. Vì tình cảm của bạn không thành thật, người khác mới cười bạn. Đời người, không có ai là hoàn mỹ. Đời người là một quá trình tôi luyện. Việc bạn làm và việc người khác đánh giá như thế nào không quan trọng. Người khác nói sao không cần quan tâm, chỉ cần bạn tìm được niềm vui trong công việc, hoàn thiện nhân cách, sống thành thật. Không có ai là hoàn hảo, quan trọng nhất là sống sao để người khác tôn trọng.
Hy vọng ý nghĩa từ câu nói “ Không có tiền đến người thân còn coi thường nói gì đến người ngoài” để những ai đã rơi vào tình cảnh này cũng như mọi người có suy nghĩ thấu đáo hơn về cuộc đời này. Tuy không phải người thân nào cũng xem thường các bạn, nhưng chắc chắn khi nghèo khó trắc trở thì chuyện này sớm muộn gì cũng gặp. Vì thế, mà thông qua câu nói này những ai đã và đang có hoàn cảnh tương tự hãy phấn đấu nổ lực vươn lên để có cuộc sống tốt đẹp hơn, lạc quan hơn và thể hiện khả năng của mình để không còn ai phải coi khinh mình.